Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
67203

dựng cây nêu, một nét đẹp văn hóa trong dịp têt nguyên đán

Ngày 02/06/2024 00:00:00

Tháng 12, trời đất giao hòa, vạn vật sinh sôi, cây cối đâm chồi nảy lộc; tiết trời se lạnh điểm chút nắng ấm báo hiệu Tết đến xuân về. Năm hết Tết đến, nhà nhà sửa soạn tư gia cầu mong một năm mới an lành, hạnh phúc, công việc hanh thông, vạn sự như ý. Trong các phong tục cầu may ngày Tết, dựng cây nêu là một nét văn hóa đẹp vẫn được bảo tồn cho đến ngày nay. Cùng với các hoạt động Mừng Đảng, mừng Xuân Giáp Thìn năm 2024 trên địa bàn phường Hải Lĩnh đã rộn ràng không khí dựng cây nêu đón Tết.

Tháng 12, trời đất giao hòa, vạn vật sinh sôi, cây cối đâm chồi nảy lộc; tiết trời se lạnh điểm chút nắng ấm báo hiệu Tết đến xuân về. Năm hết Tết đến, nhà nhà sửa soạn tư gia cầu mong một năm mới an lành, hạnh phúc, công việc hanh thông, vạn sự như ý. Trong các phong tục cầu may ngày Tết, dựng cây nêu là một nét văn hóa đẹp vẫn được bảo tồn cho đến ngày nay. Cùng với các hoạt động Mừng Đảng, mừng Xuân Giáp Thìn năm 2024 trên địa bàn phường Hải Lĩnh đã rộn ràng không khí dựng cây nêu đón Tết.

1.Về phong tục dựng cây nêu- Nét văn hóa lâu đời của dân tộc Việt

Theo phong tục truyền lại từ xa xưa: Cây nêu thường được dựng vào ngày 23 tháng Chạp, đó là ngày ông Táo lên chầu trời và hạ nêu vào mùng 7(Tết Nguyên đán).Cây nêu thường làm bằng cây tre già, cao ngọn, thân tuốt hết cành lá chỉ giữ lại ngọn nhỏ ở phía trên.Cây tre mang ý nghĩa biểu tượng cho sự dẻo dai, bền chặt, tinh thần đoàn kết. Tre là biểu tượng của hồn quê Việt Nam, bình dị, mộc mạc. Tre đủ gốc đủ ngọn, có tay có đốt. Từng đốt tre như từng bậc thang kết nối thiên địa, đất trời.

Theo tín ngưỡng dân gian, cây nêu còn là tín hiệu dẫn đường cho tổ tiên tìm về đúng ban thờ gia tiên, đoàn tụ với con cháu trong ngày Tết. Trên đỉnh cây nêu thường treo các đồ vật mang ý nghĩa biểu tượng tốt lành, hài hòa âm dương. Đó là cái giỏ để bắt cua, thường khi treo lên thì đựng ngũ cốc; cái sời bắt cá đựng cây gai trừ tà và khí không tốt; túi rút đính đồng tiền; Khi hạ cây nêu xuống thì ngũ cốc mang đi gieo trồng. Ngoài các vật dụng, trên ngọn nêu cũng treo dải lụa đỏ viết những lời viết ước nguyện. Tuy nhiên, các vật dụng treo trên ngọn nêu có thể mỗi vùng khác nhau vì theo quan niệm, tập quán mỗi nơi. Nhưng tất cả đều gửi gắm vào trời đất, gió trăng mong cầu một năm mới suôn sẻ, may mắn, tài lộc và bình an. Theo quan niệm dân gian, cây nêu giúp xua đuổi tà ma và mang lại điều lành, hạnh phúc cho gia đình.

Những cây nêu được người dân đầu tư, trang trí đẹp mắtgửi gắm vào trời đất, gió trăng, mong cầu một năm mới suôn sẻ, mang lại điều lành, hạnh phúc cho gia đình!

Trong các lễ hội, cây nêu được xem là tiêu điểm tập trung, kết nối cộng đồng. Khi cây nêu được dựng lên, tất cả mọi hoạt động khác đều dừng lại, tạo nên thế cân bình tuyệt đối trong sự vận hành giữa năm cũ và năm mới. Con người yên tâm vui chơi, cả cộng đồng sinh hoạt vui vẻ, quên đi những ưu phiền của năm cũ để chuẩn bị đón nhận những niềm vui của năm mới.

Cùng với sự phát triển của đời sống hiện đại, nhiều nét văn hóa truyền thống ngày càng mai một. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các giá trị văn hóa truyền thống như dựng cây nêu ngày Tết được phục dựng lại trên địa bàn phường. Tập tục dựng nêu ngày Tết có nhiều thay đổi so với truyền thống lâu đời. Cây nêu có thể được dựng sớm hơn ngày 23 tháng Chạp, tùy theo sự sắp xếp của từng gia đình. Nghi lễ dựng nêu cũng đơn giản hơn cho phù hợp với nếp sống hiện đại. Dựng nêu vừa mang ý nghĩa tâm linh vừa mang giá trị trang hoàng nhà cửa. Vật liệu dựng nêu có thể bằng tre hoặc bằng ống thép Inox. Đỉnh nêu thay vì treo các vật mang ý nghĩa phong thủy lại được treo các đèn nháy. Nhiều gia đình treo cờ Tổ quốc lên đỉnh nêu.

Tuy có sự khác biệt so với cây nêu truyền thống để thích nghi với sự thay đổi của nhịp sống hiện đại nhưng vẫn giống nhau về mặt ý nghĩa. Dựng nêu ngày Tết là để tống cựu nghinh tân, xua tan điềm gỡ năm cũ, mong cầu nhiều điều may mắn cho năm mới. Phong tục dựng nêu còn là để đề cao triết lí sống nhân văn: không đặt nặng chuyện hoài cổ, hướng thượng với nêu giữa trời cao, bỏ qua những điều hơn lẽ thiệt, trải lòng để sống thuận thảo cùng đất trời. Trong mỗi phong tục của ông cha ta xưa đều ẩn chứa nhiều giá trị nhân sinh cao cả, lối sống nhân văn kết tinh hồn cốt của dân tộc Việt bao đời. Chấn hưng văn hóa bắt đầu từ việc giữ gìn và phát huy những nét đẹp văn hóa xưa chính là kế sâu, rễ bền giữ cho sự phát triển của xã hội luôn bền vững.

2.Một số lưu ý khi dựng cây nêu trên địa bàn phường

ảnh cây nêu 01.jpg

Những năm gần đây nhiều hộ dân cácTổ dân phố, dọc tuyếnQuốc Lộ 1Avà các tuyến đường chính trên địa bàn phườnglắp đèn led, đèn nháy trên cây nêuvà dựngnêura hành lang an toàn giao thông gây nguy hiểm cho phương tiện và người thamgiagiaothôngtrêntuyếnQuốclộ1A. Đồng thờiảnhhưởngđếnantoànlưới điện.Một số hộ trang trí cây nêu không phù hợp với bản sắc văn hóa Việt. Dưới đây là một số lưu ý khi dựng cây nêu:

- Khôngdựng cây nêura hành lang an toàn giao thông gây nguy hiểm cho phương tiện và người thamgiagiaothông, nhất là trêntrêntuyếnQuốclộ1A.

- Khôngdựng cây nêunhhưởngđếnantoànlưới điện.

- Nếu treo đèn lồng, phải lựa chọn đèn lồng để tránh mua đèn lồng kiểu Trung Quốc có chữ Tam sa, hoặc đường lưỡi bò.

- Nếu treo cờ Tổ quốc thì các vật dụng trang trí khác phải treo phía dưới lá cờ.

- Hạ nêu sau ngày mùng 7(âm lịch), tránh việc để cây nêu nhiều tháng sau đó.

Thực hiện: Xuân Hoàng

dựng cây nêu, một nét đẹp văn hóa trong dịp têt nguyên đán

Đăng lúc: 02/06/2024 00:00:00 (GMT+7)

Tháng 12, trời đất giao hòa, vạn vật sinh sôi, cây cối đâm chồi nảy lộc; tiết trời se lạnh điểm chút nắng ấm báo hiệu Tết đến xuân về. Năm hết Tết đến, nhà nhà sửa soạn tư gia cầu mong một năm mới an lành, hạnh phúc, công việc hanh thông, vạn sự như ý. Trong các phong tục cầu may ngày Tết, dựng cây nêu là một nét văn hóa đẹp vẫn được bảo tồn cho đến ngày nay. Cùng với các hoạt động Mừng Đảng, mừng Xuân Giáp Thìn năm 2024 trên địa bàn phường Hải Lĩnh đã rộn ràng không khí dựng cây nêu đón Tết.

Tháng 12, trời đất giao hòa, vạn vật sinh sôi, cây cối đâm chồi nảy lộc; tiết trời se lạnh điểm chút nắng ấm báo hiệu Tết đến xuân về. Năm hết Tết đến, nhà nhà sửa soạn tư gia cầu mong một năm mới an lành, hạnh phúc, công việc hanh thông, vạn sự như ý. Trong các phong tục cầu may ngày Tết, dựng cây nêu là một nét văn hóa đẹp vẫn được bảo tồn cho đến ngày nay. Cùng với các hoạt động Mừng Đảng, mừng Xuân Giáp Thìn năm 2024 trên địa bàn phường Hải Lĩnh đã rộn ràng không khí dựng cây nêu đón Tết.

1.Về phong tục dựng cây nêu- Nét văn hóa lâu đời của dân tộc Việt

Theo phong tục truyền lại từ xa xưa: Cây nêu thường được dựng vào ngày 23 tháng Chạp, đó là ngày ông Táo lên chầu trời và hạ nêu vào mùng 7(Tết Nguyên đán).Cây nêu thường làm bằng cây tre già, cao ngọn, thân tuốt hết cành lá chỉ giữ lại ngọn nhỏ ở phía trên.Cây tre mang ý nghĩa biểu tượng cho sự dẻo dai, bền chặt, tinh thần đoàn kết. Tre là biểu tượng của hồn quê Việt Nam, bình dị, mộc mạc. Tre đủ gốc đủ ngọn, có tay có đốt. Từng đốt tre như từng bậc thang kết nối thiên địa, đất trời.

Theo tín ngưỡng dân gian, cây nêu còn là tín hiệu dẫn đường cho tổ tiên tìm về đúng ban thờ gia tiên, đoàn tụ với con cháu trong ngày Tết. Trên đỉnh cây nêu thường treo các đồ vật mang ý nghĩa biểu tượng tốt lành, hài hòa âm dương. Đó là cái giỏ để bắt cua, thường khi treo lên thì đựng ngũ cốc; cái sời bắt cá đựng cây gai trừ tà và khí không tốt; túi rút đính đồng tiền; Khi hạ cây nêu xuống thì ngũ cốc mang đi gieo trồng. Ngoài các vật dụng, trên ngọn nêu cũng treo dải lụa đỏ viết những lời viết ước nguyện. Tuy nhiên, các vật dụng treo trên ngọn nêu có thể mỗi vùng khác nhau vì theo quan niệm, tập quán mỗi nơi. Nhưng tất cả đều gửi gắm vào trời đất, gió trăng mong cầu một năm mới suôn sẻ, may mắn, tài lộc và bình an. Theo quan niệm dân gian, cây nêu giúp xua đuổi tà ma và mang lại điều lành, hạnh phúc cho gia đình.

Những cây nêu được người dân đầu tư, trang trí đẹp mắtgửi gắm vào trời đất, gió trăng, mong cầu một năm mới suôn sẻ, mang lại điều lành, hạnh phúc cho gia đình!

Trong các lễ hội, cây nêu được xem là tiêu điểm tập trung, kết nối cộng đồng. Khi cây nêu được dựng lên, tất cả mọi hoạt động khác đều dừng lại, tạo nên thế cân bình tuyệt đối trong sự vận hành giữa năm cũ và năm mới. Con người yên tâm vui chơi, cả cộng đồng sinh hoạt vui vẻ, quên đi những ưu phiền của năm cũ để chuẩn bị đón nhận những niềm vui của năm mới.

Cùng với sự phát triển của đời sống hiện đại, nhiều nét văn hóa truyền thống ngày càng mai một. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các giá trị văn hóa truyền thống như dựng cây nêu ngày Tết được phục dựng lại trên địa bàn phường. Tập tục dựng nêu ngày Tết có nhiều thay đổi so với truyền thống lâu đời. Cây nêu có thể được dựng sớm hơn ngày 23 tháng Chạp, tùy theo sự sắp xếp của từng gia đình. Nghi lễ dựng nêu cũng đơn giản hơn cho phù hợp với nếp sống hiện đại. Dựng nêu vừa mang ý nghĩa tâm linh vừa mang giá trị trang hoàng nhà cửa. Vật liệu dựng nêu có thể bằng tre hoặc bằng ống thép Inox. Đỉnh nêu thay vì treo các vật mang ý nghĩa phong thủy lại được treo các đèn nháy. Nhiều gia đình treo cờ Tổ quốc lên đỉnh nêu.

Tuy có sự khác biệt so với cây nêu truyền thống để thích nghi với sự thay đổi của nhịp sống hiện đại nhưng vẫn giống nhau về mặt ý nghĩa. Dựng nêu ngày Tết là để tống cựu nghinh tân, xua tan điềm gỡ năm cũ, mong cầu nhiều điều may mắn cho năm mới. Phong tục dựng nêu còn là để đề cao triết lí sống nhân văn: không đặt nặng chuyện hoài cổ, hướng thượng với nêu giữa trời cao, bỏ qua những điều hơn lẽ thiệt, trải lòng để sống thuận thảo cùng đất trời. Trong mỗi phong tục của ông cha ta xưa đều ẩn chứa nhiều giá trị nhân sinh cao cả, lối sống nhân văn kết tinh hồn cốt của dân tộc Việt bao đời. Chấn hưng văn hóa bắt đầu từ việc giữ gìn và phát huy những nét đẹp văn hóa xưa chính là kế sâu, rễ bền giữ cho sự phát triển của xã hội luôn bền vững.

2.Một số lưu ý khi dựng cây nêu trên địa bàn phường

ảnh cây nêu 01.jpg

Những năm gần đây nhiều hộ dân cácTổ dân phố, dọc tuyếnQuốc Lộ 1Avà các tuyến đường chính trên địa bàn phườnglắp đèn led, đèn nháy trên cây nêuvà dựngnêura hành lang an toàn giao thông gây nguy hiểm cho phương tiện và người thamgiagiaothôngtrêntuyếnQuốclộ1A. Đồng thờiảnhhưởngđếnantoànlưới điện.Một số hộ trang trí cây nêu không phù hợp với bản sắc văn hóa Việt. Dưới đây là một số lưu ý khi dựng cây nêu:

- Khôngdựng cây nêura hành lang an toàn giao thông gây nguy hiểm cho phương tiện và người thamgiagiaothông, nhất là trêntrêntuyếnQuốclộ1A.

- Khôngdựng cây nêunhhưởngđếnantoànlưới điện.

- Nếu treo đèn lồng, phải lựa chọn đèn lồng để tránh mua đèn lồng kiểu Trung Quốc có chữ Tam sa, hoặc đường lưỡi bò.

- Nếu treo cờ Tổ quốc thì các vật dụng trang trí khác phải treo phía dưới lá cờ.

- Hạ nêu sau ngày mùng 7(âm lịch), tránh việc để cây nêu nhiều tháng sau đó.

Thực hiện: Xuân Hoàng

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TT HC