Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
67203
 

KHÁI QUÁT VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI

VÀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

 

Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên- xã hội

         Hải An là một phường thuộc vùng ven biển, nằm ở khu vực phía bắc thị xã Nghi Sơn, cách trung tâm thị xã khoảng 11 km.

 vhía bắc giáp phường Hải Ninh, phía nam giáp phường Tân Dân, phía đông giáp Biển Đông có bờ biển bãi ngang dài 2km, phía tây giáp xã Ngọc lĩnh, ngăn cách bởi ngọn núi Bợm, chiều dài theo hướng Đông – Tây 2,5km, chiều rộng heo hướng Bắc- Nam khoảng 2km.      Với tổng diện tích tự nhiên là 615,73 ha, trong đó đất nông lâm nghiệp là 387,62 ha, đất phi nông nghiệp là 141,41 ha, đất đường xá, gò bãi chiếm 48,55ha, đất sông rọc 10,58ha, đất rừng 76,12 ha (Trong đó đồi núi chiếm 6,5ha) Hiện nay toàn xã có 1.759 hộ; 6.500 nhân khẩu; có 15 dòng họ lớn nhỏ sống đoàn kết quây quần trong 5 tổ dân phố.

Quá trình hình thành làng xã

           Hải An là một vùng đồng bằng ven biển, do phù sa biển hội tụ mà thành, theo kết quả nghiên cứu khảo cổ học, khẳng định vào khoảng thời đại đồng thau cách ngày nay khoảng 2.200 năm người Việt cổ đã chiếm lĩnh đồng bằng ven biển phía nam Thanh Hóa, di tích khảo cổ núi chè xã mai Lâm là một nhân chứng. Hiện nay hầu hết các gia phả dòng họ trong xã đều bị thất lạc, tuy nhiên theo một số gia phả còn lại cho biết các dòng họ đến sinh cơ lập nghiệp sớm nhất ở vùng đất này khoảng vào thời Lý- trần, đến thời Lê Thánh Tông(1460- 1497) dân cư ở các làng xã Hải An có tới 15 dòng họ sinh sống như dòng họ Lê Huy, Nguyễn Trọng, Hoàng Văn, Lâm Bá, Trần, Hồ Sỹ, Lường Công…

Xã Hải An từ khi hình thành đến nay đều thuộc địa phận huyện Tĩnh Gia, trong tiến trình lịch sử, ghuyện Tĩnh Gia có sự thay đổi tên gọi như sau: tên thường lạc thời tấn, an thuận thười Tùy Đường thuộc quận cửu chân, rồi Cổ Chiến thời Trần, Cổ Bình và Kết Quế thời thuộc Minh; thời Lê Thánh Tông (1460-1497) đổi là Ngọc Sơn, cùng với huyện Nông Cống, huyện Quảng Xương thuộc vào phủ Tĩnh Ninh, đến thời Nguyễn huyện Ngọc Sơn đổi là huyện Tĩnh Gia gồm 4 tổng; các làng xã Hải An thuộc Liên Trì. Tổng Liên Trì gồm 67 xã thôn, các làng Phong Thái, Xuân Viện Đông, Xuân Viện Trung thuộc xã Liên Trì, làng Tiên Vực thuộc xã Liên xá. Đến trước Cách mạng tháng tám năm 1945, huyện Tĩnh gia gồm có 5 tổng, tổng Liên Trì được đổi thành tổng Sen Trì.

Năm 1948 thực hiện chủ trương của UBHC tỉnh Thanh Hóa việc tổ chức lại các đơn vị hành chính cấp các ở một số huyện, hai làng: Tiên Vực và Xuân Viện Trung được tách ra từ xã Triêu dương hợp nhất với làng Phong Thái, Xuân Viện Đông xã Hải Châu thành lập một xã mới, gọi là xã Hải An, thuộc huyện Tĩnh Gia tên gọi xã Hải An bắt đầu từ đây và được giữu nguyên cho đến ngày nay.

Ngày đầu thành lập xã Hải An gồm 4 làng; Phong Thái, Tiên Vực, Xuân Viên Đông, Xuân Viên Trung, từ năm 1994, bốn làng được chia thành 5 thôn có tên gọi từ thôn 1 đến thôn 5.

Kinh tế truyền thống

Từ xa xưa kinh tế truyền thống chủ yếu của xã Hải An là sản xuất nông nghiệp thuần túy.Trải qua hàng ngàn năm Theo tài liệu lịch sử vùng đất Hải An từ đầu công nguyên đã có con người sinh sống, nhưng dân cư thưa thớt. Bấy giờ, vùng đất này còn hoang sơ, đầm lầy, cây cối um tùm có nhiều động vật hoang dã qúy hiếm như hùm, beo... sinh sống. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, cộng đồng cư dân ở các làng, xã Hải An bằng bàn tay và khối óc đã biến vùng rừng rậm, đầm lầy, “ven chân sóng” thành những cánh đồng bằng phẳng với những trà lúa, bãi ngô mùa mùa bội thu, xóm làng trù phú, có hệ thống giao thông thuận tiện.

Là xã vùng biển nên đất đai ở Hải An chủ yếu là đất bãi, thỉnh thoảng đan xen đất ruộng và phần nhiều cấy được 2 vụ lúa. Trong quá trình xây dựng quê hương, gắn bó với đồng ruộng, người nông dân nơi đây đã am hiểu thế đất, chất đất từng cánh đồng, cánh bãi để chọn lọc các loại giống lúa phù hợp, cho năng suất cao như lúa lốc, lúa chớp, lúa ré, lúa chăm... Cùng với cây lúa, cây khoai lang, ngô, lạc, đậu được gieo trồng ở vùng đất bãi. Thổ nhưỡng ở đây thích hợp với sự phát triển của cây khoai lang, cây lạc, nên có năng suất rất cao. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, xã Hải An đã xuất hiện nhiều “vua khoai”, “vua lạc”; kỹ thuật xen canh gối vụ cũng được các thế hệ người dân xã Hải An áp dụng đã đưa lại hiệu quả kinh tế cao góp phần tăng thêm thu nhập cho mỗi gia đình xã viên và hợp tác xã.

Được thiên nhiên ưu đãi nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng, con người xã Hải An cần cù chịu khó luôn thức khuya dậy sớm làm đủ nghề để có cơm ăn, áo mặc. Nhân dân lao động rất hiểu giá trị lao động và thường răn bảo thế hệ con cháu biết tiết kiệm, không được hoang phí “được mùa chớ phụ ngô khoai” phải biết “tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn”, vì thế đức tính "cần và kiệm" đã trở thành một tập quán, một thói quen, một tính cách của người dân ở các làng, xã Hải An.

 cùng với việc hội tụ của các dòng họ từ nhiều miền khác nhau về sinh cơ lập nghiệp mang theo các nghề thủ công truyền thống như nghề nung ngói, làm gạch, khai thác vật liệu xây dựng, nghề sơn tràng, đan lát, thợ mộc, thợ xây, bánh lá, bánh đa, bánh cuốn v.v...kết hợp với dịch vụ kinh doanh, buôn bán nhỏ.

Văn hóa truyền thống

Bên cạnh truyền thống lao động cần cù, truyền thống văn hóa cũng là một điểm sáng của người dân xã Hải An. Điểm nổi bật trong truyền thống văn hóa là truyền thống hiếu học. Từ xưa vùng đất Hải An đã có nhiều người đỗ đạt thành danh như: Lê Huy Trạc (còn gọi là Lê Huy Trì) người xã Liên Trì thi đỗ Cử nhân khoa thi năm Qúy Mão, niên hiệu Thiệu Trị năm thứ 3 (1843) tại Trường thi Nghệ An, làm quan tới chức Tri phủ Lạng Giang, giao chiến với giặc, chết trận được truy phong Thị độc"; Nguyễn Trọng Trác, người làng Xuân Viện Trung, đậu Cử nhân năm 1877 đời vua Hàm Nghi; Lê Huy Tập người làng Phong Thái đậu Cử nhân khoa thi năm Giáp Thân, niên hiệu Kiến Phúc thứ nhất (1884) tại trường thi Thanh Hóa; Lê Huy Đô (người làng Phong Thái) đậu Cử nhân khoa thi năm Tân Mão, niên hiệu Thành Thái thứ 3 (1891) tại trường thi Thanh Hóa; Lê Hữu Nguyên (người thôn Đoài, làng Phong Thái) đậu Cử nhân khoa thi Mậu Ngọ, niên hiệu Khải Định thứ 3 (1918) lúc mới 19 tuổi...

 Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay, truyền thống hiếu học của nhân dân các làng, xã Hải An càng được phát huy mạnh mẽ và là một trong những xã có phong trào học tập văn hóa khá sôi nổi và đạt được kết quả cao. Theo thống kê chưa đầy đủ, ở Hải An từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay có hàng trăm người tốt nghiệp đại học và trên đại học trong số đó nhiều người đã có học hàm, học vị Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ như Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Anh Hoài; Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Trọng Văn; Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lâm Bá Nam…

Về văn hóa vật thể: Hải An là địa phương có nhiều di tích lịch sử văn hóa như đền thờ Cao Sơn tôn thần ở làng Xuân Viện Đông và Xuân Viện Trung; ở làng Phong Thái có đền thờ Đông Hải Đại Vương, miếu quan Trung Liệt, miếu quan Thủ Lạng; Làng Tiên Vực có đền thờ bà Chúa Ngọc...

Xưa kia, ở mỗi làng đều có đình thờ thành hoàng làng - người có công với làng, với nước, là trung tâm sinh hoạt văn hóa của làng. Trong mỗi dòng họ đều có từ đường - là nơi thờ tổ tiên. Trải qua những biến cố thăng trầm của lịch sử, một số công trình kiến trúc như đền, miếu bị phá hủy, nhưng những gì còn lưu lại được đến ngày nay là bằng chứng hùng hồn chứng minh truyền thống lịch sử, văn hóa của cộng đồng cư dân xã Hải An đã hun đúc nên trong quá trình dựng làng lập xóm.

 Bên cạnh di sản văn hóa vật thể, xã Hải An còn có kho tàng di sản văn hóa phi vật thể rất phong phú và đa dạng như trò diễn, trò chơi, lễ hội, hát ghẹo, hát đúm, hát trống quân... tiêu biểu là hát bội (hát tuồng). Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhất là sau khi kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, hòa bình lập lại ở miền Bắc, hát bội vẫn còn là hình thức sinh hoạt văn hóa văn nghệ phổ biến của nhân dân trong xã. Gánh hát bội của làng Phong Thái là một trong những gánh hát nổi tiếng của huyện Tĩnh Gia.

Truyn thng văn hóa ca người dân xã Hi An còn được th hin thông qua tc “kết ch”. Tc “kết ch” là nét đẹp văn hóa trong mi quan h tình làng nghĩa xóm, th hin tinh thn yêu thương, đoàn kết “lá lành lá rách đùm bc ly nhau”, san s giúp đỡ nhau “ăn cháo để go cho vay”, trong lao động tương tr ln nhau “cơm ăn chng hết thì treo, vic làm chng hết thì kêu láng ging” được người dân ở các làng, xã Hi An nuôi dưỡng và tr thành thun phong m tc của địa phương.

Nét đẹp văn hóa ca người dân Hi An còn được th hin qua cách ng x trong mi quan h gia đình, dòng h. Trong gia đình, dòng h đều gi vng được n nếp “gia phong”, con cái phi gi trn ch “Hiếu” vi ông bà, cha m. Anh em trong gia đình phi "thương qúy nhau như th tay chân". Đối vi h hàng phi thương yêu đùm bc ly nhau “máu chy rut mm”... Đó là nhng nét đẹp truyn thng được các thế hệ người dân ở các làng, xã Hi An dày công vun đắp, gìn gi và phát huy trong đời sng hàng ngày.

Trải qua nhiều thế kỷ, mặc dù cuộc sống có nhiều khó khăn vất vả nhưng người dân ở các làng, xã Hải An qua các thế hệ vẫn tạo cho mình có một đời sống văn hóa tinh thần hết sức đa dạng và phong phú, đó là những di sản văn hóa qúy giá, không chỉ góp phần làm giàu kho tàng văn hóa của huyện Tĩnh Gia mà còn góp phần quan trọng vào kho tàng văn hóa truyền thống xứ Thanh.

Ngày 27 tháng 4 năm 2020 xã Hải An được đổi thành phường Hải An, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa, theo Nghị quyết của UB thường vụ Quốc hội về việc thành lập thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

 

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TT HC