Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
67203

UBND PHƯỜNG HẢI AN TỔ CHỨC LỄ KỶ NIỆM NGÀY TBLS 27/7/2022

Ngày 07/01/2024 00:00:00

Sáng ngày 22/7/2022 UBND phường Hải An tổ chức lễ kỷ niệm 75 năm ngày TBLS (27/7/1947- 27/7/2022) Tới dự lễ kỷ niêm có các đồng chsi trong ban thường vụ Đảng ủy- TT.HĐND-TT.UBND.MTTQ , các đoàn thể chính trị xã hội, các ông bà bí thư chi bộ, tổ trường các tổ dân phố và các ông bà là TBBB, người nhiễm chất độc hóa học, thân nhân các gia đình liệt sỹ.

KỶ NIỆM 75 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH LIỆT SỸ (27/7/1947- 27/7/2022)

Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Tuy nhiên, do chính quyền cách mạng còn non trẻ nên thực dân Pháp đã âm mưu trở lại xâm lược nước ta.
ảnh viếng 5.jpg

Thực dân Pháp đã vào thay thế Tưởng Giới Thạch ở Bắc Bộ và âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa. Kiên quyết bảo vệ thành quả cách mạng, giữ gìn nền độc lập cho đất nước, toàn quân và dân ta đã chiến đấu anh dũng ở những nơi có thực dân Pháp chiếm đóng. Nhiều chiến sĩ, đồng bào ta đã bị thương và vĩnh viễn nằm lại chiến trường.

Nỗi đau bao trùm lên toàn dân tộc, nhiều gia đình mất đi cả chồng và các con. Nhiều người vợ trẻ chỉ hưởng hạnh phúc vẻn vẹn trong một ngày. Để góp phần xoa dịu nỗi đau mất mát của gia đình các chiến sĩ, đồng bào, Chính quyền Việt Nam đã xúc tiến vận động thành lập một tổ chức, lấy tên gọi làHội giúp binh sĩ tử nạn.

Khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ vào ngày 19/12/1946, số người bị thương và hy sinh tăng lên. Đời sống của chiến sỹ và đồng bào ta gặp muôn vàn khó khăn.

Đảng và Nhà nước ta đã quyết định nhiều chính sách quan trọng liên quan đến công tác thương binh liệt sĩ nhằm đảm bảo đời sống vật chất cũng như tinh thần của các gia đình chính sách trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến.

Hội nghị đã nhất trí lấy ngày 27/7/1947 làm ngày Thương binh toàn quốc.

Hàng năm vào dịp này, Bác Hồ đều có thư và quà để gửi đến các anh em thương binh và gia đình liệt sỹ.

Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 7/5/1954, Đảng và Nhà nước ta càng quan tâm và giải quyết những vấn đề chiến sỹ, gia đình liệt sỹ cũng như công tác thương binh.Từ năm 1955, ngày 27/7 ngày Thương binh được đổi thành ngày Thương binh - Liệt sỹ.

ảnh viếng 3.jpg

Ý nghĩa chính trị

Ngày 27/7 hàng năm phản ánh đánh giá sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, nhân dân với những gia đình đã có người hy sinh vì Tổ Quốc.

Qua đó nhằm phát huy tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tinh thần cách mạng và niềm tin vào sự nghiệp cách mạng mà Bác Hồ và Đảng ta đã lựa chọn, lãnh đạo.

Thông qua đó nhằm động viên và phát huy truyền thống cách mạng trong công cuộc đổi mới đất nước.

Công tác Thương binh liệt sĩ và chính sách đối với những người có công với cách mạng chính là thể hiện tính ưu việt và bản chất của Đảng và Nhà nước ta.

Tạo điều kiện củng cố niềm tin vào nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng cũng như sự quản lý của nhà nước.

Góp phần tăng thêm tiềm lực cách mạng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân và cơ sở để giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần chống lại thủ đoạn của các thế lực thù địch nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, bôi nhọ quá khứ hào hùng của dân tộc.

Thông qua việc đề ra và thực hiện đầy đủ chính sách xã hội đối với thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng tiếp tục đóng góp công sức vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực sự đã trở thành động lực vật chất, tinh thần giúp họ vươn lên, vượt qua khó khăn thử thách, làm chủ cuộc sống.

Làm tốt công tác đối với thương binh, liệt sỹ và Người có công với cách mạng thể hiện tính ưu việt và bản chất tốt đẹp của Nhà nước ta, củng cố niềm tin của nhân dân ta vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm cơ sở cho giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa.

Ý nghĩa nhân văn

Tăng cường ý thức, trách nhiệm, lòng biết ơn, khơi dậy niềm tự hào dân tộc. Phát huy đạo lý"Uống nước nhớ nguồn", đền ơn đáp nghĩa của dân tộc. Thể hiện truyền thống nhân văn sâu sắc của dân tộc.

Phát huy tinh thần"gia đình cách mạng gương mẫu"góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế.

Đảng, Nhà nước ta luôn chú trọng giáo dục ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân và lòng biết ơn sâu sắc của các tầng lớp nhân dân, của các thế hệ đối với các liệt sỹ, gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh và người có công với cách mạng. Sự cống hiến, hy sinh của họ cho độc lập, tự do của dân tộc, cho hạnh phúc của nhân dân là vô giá, không chỉ cho ngày hôm qua, hôm nay mà cho muôn đời con, cháu mai sau. Việc chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công là nghĩa vụ, trách nhiệm và niềm vinh dự của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và của mọi người, của thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau.

ảnh viếng tượng đài 1.jpg

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG

Phường Hải An nằm ở phía bắc cách thị xã Nghi Sơn11 Km, có đường quốc lộ 1A chạy qua với chiều dài là: 1,5km. Diện tích tự nhiên là: 615,73 ha. Dân số của phường có 1901 hộ với 6.269 nhân khẩu, phân bố ở 5 tổ dân phố. Trong hai cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, phường Hải An có nhiều đóng góp sức người, sức của và cũng là địa phương chịu nhiều ảnh hưởng của chiến tranh phá hại. Trong các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc bảo vệ tổ quốc phường Hải An có hàng ngàn thanh niên nhập ngũ vào Quân đội Nhân dân Việt nam, 200 Thanh niên xung phong, hơn 700 người vừa tham gia hỏa tuyến và dân công hỏa tuyến, hơn 200 người tham gia dân quân tập trung trực chiến bảo vệ các trọng điểm của thị xã, của phường. Đặc biệt có 12 bà mẹ được nhà nước phong tặng và truy tặng danh hiệu Mẹ Việt nam Anh hùng.

ảnh viếng tượng đài 2.jpg

Kết quả thực hiện chính sách Thương binh, Liệt sỹ, Người có công với cách mạng trên địa bàn.

Công tác chỉ đạo, Tuyên truyền, phổ biến chính sách

Trong những năm qua công tác chính sách xã hội đặc biệt là chính sách Người có công được Đảng ủy chính quyền, các tổ chức đoàn thể quan tâm. Vì vậy các chính sách ưu đãi người có công được triển khai chặt chẽ dưới sự quan tâm của Đảng uỷ, sự giám sát của Mặt trật tổ quốc, UBND phường xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách một cách đồng bộ, tuyên truyền phổ biến chính sách sâu rộng đến quần chúng nhân nhân.

Tổ chức triển khai thực hiện pháp lệnh ưu đãi theo quy định của nhà nước. Triển khai thực hiện có hiệu quả Pháp lệnh ưu đãi Người có công với Cách mạng; Nghị định 28/CP; Nghị định 59/CP và Nghị định 54/CP của Chính phủ, Nghị định 131/CP của Chính phủ, Nghị định 75/NĐ-CP, các chính sách mới, các hướng dẫn bổ sung sửa đổi Pháp lệnh ưu đãi của cấp trên.

ảnh viếng 4.jpg

Công tác quản lý, thực hiện các chính sách

Quản lý đối tượng: Quản lý và chi trả cho đối tượng thường xuyên

là:214 đối tượng

Trong đó:

Thương binh: 35 đối tượng

Bệnh binh: 22đối tượng

Người hoạt động kháng chiến nhiễm CĐHH: 19 đối tượng trực tiếp và 8 đối tượng gián tiếp

Người bị địch bắt tù đầy: 2 đối tượng

Đối tượng theo quyết định 142: 1 đối tượng;

Đối tượng theo quyết định 62: 2 đối tượng

Thân nhân liệt sỹ: 8 đối tượng

Thân nhân Người có công đã từ trần: 16 đối tượng

Vợ liệt sỹ tái giá: 4 đối tượng; Thờ cúng liệt sỹ 97 đối tượng

Từ quy định tại Pháp lệnh ưu đãi Người có công với cách mạng, trên cơ sở kế hoạch của UBND thị xã Nghi Sơn. Đảng ủy, HĐND, UBND phường đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị xã hội, Ban công tác mặt trận triển khai thực hiện các chính sách ưu đãi đối với Người có công với Cách mạng đến các tầng lớp nhân nhân và đặc biệt là người có công và thân nhân của đối tượng trên địa bàn.

Trong 5 năm qua đã làm hồ sơ đề nghị xác nhận thương binh 2 người, lập 04 hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp người hoạt động kháng chiến bị nhiễm Chất độc hóa học. Phối hợp với phòng LĐTB xã hội thị xã và Ban chỉ huy quân sự thị xã đã tổ chức an táng 3 liệt sỹ từ các nghĩa trang phía nam chuyển về nghĩa trang thị xã; 150 người hưởng trợ cấp theo Nghị định 62, Thanh niên xung phong được hưởng trợ cấp 1 lần là 31 người, hưởng trợ cấp theo Nghị định 49/NĐ-CP là 723 người.

Hàng năm vào các dịp 27/7; tết nguyên đán cổ truyền, Đảng ủy, HĐND,UBND, UBMTTQ và các đoàn thể chính trị phường tổ chức các hoạt động tình nghĩa như thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách trên điạ bàn với kinh phí mỗi năm trên 8 triệu đồng.

Thực hiện tốt công tác chính sách xã hội đặc biệt là chính sách đối với Người có công với cách mạng từ đó Người có công và thân nhân của đối tượng luôn yên tâm, phấn khới tin tưởng vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước, góp phần to lớn vào việc hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ, chính trị, xã hội ổn định.

ảnh lễ kỷ niệm 8.jpg

Các chế độ ưu đãi khác:

Trong 05 năm qua đã thực hiện chế độ điều dưỡng chăm sóc sức khỏe cho 235 lượt đối tượng và thực hiện đầy đủ, đúng, kịp thời chế độ, mai táng phí, bảo hiểm y tế cho các đối tượng và thân nhân của đối tượng theo quy định, 100% Người có công được cấp thẻ BHYT theo quy định.

Thực hiện tốt chế độ trang cấp dụng cụ chỉnh hình cho các đối tượng thương binh theo quy định.

Chế độ ưu đãi trong giáo dục và đạo tạo; thực hiện các chế độ ưu đãi trong giáo dục và đào tạo đối với con của thương binh, Bệnh binh đang theo học tại các hệ thống giáo dục mầm non, trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, đại học mỗi năm 2 kỳ.

Phối hợp thường xuyên với bưu điện văn hoá làm tốt công tác quản lý và chi trả trợ cấp người có công, cắt giảm, lập hồ sơ mai táng phí đúng, đủ, kịp thời gian theo quy định.

ảnh lễ kỷ niệm 9.jpg

ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN HỖ TRỢ NHÀ Ở VÀ PHONG TRÀO: “Đền ơn đáp nghĩa”:

Chương trình hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng

Tổng số nhà được sửa và làm mới trong 5 năm qua là 41 nhà, với tổng số tiền: 940 triệu đồng.Trong đó:

Làm mới 6 nhà, số tiền: 240 triệu đồng

Sửa chữa: 35nhà, số tiền: 700 triệu đồng

Số hộ hiện nay còn khó khăn về nhà ở đề nghị sửa chữa là: 14 nhà

Chương trình xây dựng, quản lý quỹ “ Đền ơn đáp nghĩa”;

Kết quả vận động quỹ theo nghị định số 45/2006/NĐ - CP;

Thực hiện các văn bản quy định tổ chức thu và vận động quỹ đền ơn đáp nghĩa. Trong 5 năm qua tổng số quỹ thu được là 229.210.000 đồng ( Hai trăm hai mươi chín trăm hai mươi mốt ngàn đồng).

Kết quả sử dụng nguồn quỹ:

Nguồn quỹ được sử dụng chi chủ yếu vào các nội dung như:

Tu sửa nhà bia tưởng niệm liệt sỹ

Hỗ trợ nhà ở cho gia đình chính sách

Chi trao quà thăm hỏi các gia đình chính sách vào dịp lễ, tết

Tổng nguồn chi sử dụng từ nguồn quỹ đền ơn đáp nghĩa là 94.012.500 đồng (Chín mươi tư triệu không trăm mười hai ngàn năm trăm đồng).

ảnh lễ kỷ niệm 7.jpg

Chương trình chăm sóc Người có công, cô đơn, không nơi nương tựa; ốm đau, khó khăn.

Hàng năm vào các dịp lễ, tết dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy, chính quyền, sự hưởng ứng tích cực của các tổ chức, Chính trị xã hội và toàn thể nhân dân tổ chức vận động cả về vật chất và tinh thần giúp đỡ gia đình thương binh, thân nhân liệt sỹ, người có công với cách mạng bằng những món quà ý nghĩa.Trong 5 năm các tổ chức chính trị xã hội và toàn thể nhân nhân đã quyên góp tặng quà cho gia đình người có công trên 50 suất trị giá trên 30 triệu đồng.

ĐÁNH GIÁ CHUNG:

Thực hiện chính sách ưu đãi Người có công với cách mạng, trong những năm qua phường Hải An đã từng bước hoàn thiện, xác định công tác thương binh, liệt sỹ, người có công là trách nhiệm, tình cảm của nhà nước và toàn xã hội. Trợ cấp ưu đãi Người có công được điều chỉnh trên cơ sở mức tiêu dùng bình quân của toàn xã hội, phù hợp với nền kinh tế thị trường, ngoài ra chế độ chăm sóc sức khỏe, cải thiện nhà ở, ưu đãi trong giáo dục đào tạo....được quan tâm, phong trào đền ơn đáp nghĩa được sự hưởng ứng của toàn dân, đời sống Người có công ổn định và từng bước được cải thiện góp phần to lớn vào ổn định chính trị, xã hội, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng, nhà nước và chế độ Xã hội Chủ nghĩa. Cấp ủy, chính quyền luôn quan tâm chỉ đạo chặt chẽ, MTTQ và các đoàn thể tích cực tham gia các hoạt động tình nghĩa. Việc thực hiện chính sách ưu đãi Người có công với cách mạng thực sự trở thành một hoạt động xã hội mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, giữ vững và phát huy được đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “ Ăn quả nhớ người trồng cây” của dân tộc, kịp thời động viên các tầng lớp nhân dân, các gia đình đối tượng chính sách, tiếp tục đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc triển khai thực hiện chính sách người có công trên địa bàn còn một số tồn tại như:

Do hồ sơ chứng lý bị thất lạc nên đến nay vẫn còn những trường hợp người tham gia hoạt động kháng chiến chưa được xác nhận là người có công.

Với nguồn kinh phí vận động xây dựng quỹ đề ơn đáp nghĩa còn thấp, đối tượng người có công trên địa bàn nhiều vì vậy cũng chưa đáp ứng được yêu cầu về sự chăm lo cho Người có công đầy đủ.

Trong thời gian tới cùng với chính sách của nhà nước cấp trên, địa phương sẽ tiếp tục phát huy đạo lý “ Uống nước nhớ nguồn” kêu gọi và vận động mọi tổ chức và nhân dân tham gia tích cực vào các phong trào Đền ơn đáp nghĩa, có nhiều hoạt động thiết thực động viên, giúp đỡ đối với Người có công và gia đình chính sách trên địa bàn phường./

Tin bài và ảnh: Xuân Hoàng

UBND PHƯỜNG HẢI AN TỔ CHỨC LỄ KỶ NIỆM NGÀY TBLS 27/7/2022

Đăng lúc: 07/01/2024 00:00:00 (GMT+7)

Sáng ngày 22/7/2022 UBND phường Hải An tổ chức lễ kỷ niệm 75 năm ngày TBLS (27/7/1947- 27/7/2022) Tới dự lễ kỷ niêm có các đồng chsi trong ban thường vụ Đảng ủy- TT.HĐND-TT.UBND.MTTQ , các đoàn thể chính trị xã hội, các ông bà bí thư chi bộ, tổ trường các tổ dân phố và các ông bà là TBBB, người nhiễm chất độc hóa học, thân nhân các gia đình liệt sỹ.

KỶ NIỆM 75 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH LIỆT SỸ (27/7/1947- 27/7/2022)

Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Tuy nhiên, do chính quyền cách mạng còn non trẻ nên thực dân Pháp đã âm mưu trở lại xâm lược nước ta.
ảnh viếng 5.jpg

Thực dân Pháp đã vào thay thế Tưởng Giới Thạch ở Bắc Bộ và âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa. Kiên quyết bảo vệ thành quả cách mạng, giữ gìn nền độc lập cho đất nước, toàn quân và dân ta đã chiến đấu anh dũng ở những nơi có thực dân Pháp chiếm đóng. Nhiều chiến sĩ, đồng bào ta đã bị thương và vĩnh viễn nằm lại chiến trường.

Nỗi đau bao trùm lên toàn dân tộc, nhiều gia đình mất đi cả chồng và các con. Nhiều người vợ trẻ chỉ hưởng hạnh phúc vẻn vẹn trong một ngày. Để góp phần xoa dịu nỗi đau mất mát của gia đình các chiến sĩ, đồng bào, Chính quyền Việt Nam đã xúc tiến vận động thành lập một tổ chức, lấy tên gọi làHội giúp binh sĩ tử nạn.

Khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ vào ngày 19/12/1946, số người bị thương và hy sinh tăng lên. Đời sống của chiến sỹ và đồng bào ta gặp muôn vàn khó khăn.

Đảng và Nhà nước ta đã quyết định nhiều chính sách quan trọng liên quan đến công tác thương binh liệt sĩ nhằm đảm bảo đời sống vật chất cũng như tinh thần của các gia đình chính sách trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến.

Hội nghị đã nhất trí lấy ngày 27/7/1947 làm ngày Thương binh toàn quốc.

Hàng năm vào dịp này, Bác Hồ đều có thư và quà để gửi đến các anh em thương binh và gia đình liệt sỹ.

Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 7/5/1954, Đảng và Nhà nước ta càng quan tâm và giải quyết những vấn đề chiến sỹ, gia đình liệt sỹ cũng như công tác thương binh.Từ năm 1955, ngày 27/7 ngày Thương binh được đổi thành ngày Thương binh - Liệt sỹ.

ảnh viếng 3.jpg

Ý nghĩa chính trị

Ngày 27/7 hàng năm phản ánh đánh giá sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, nhân dân với những gia đình đã có người hy sinh vì Tổ Quốc.

Qua đó nhằm phát huy tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tinh thần cách mạng và niềm tin vào sự nghiệp cách mạng mà Bác Hồ và Đảng ta đã lựa chọn, lãnh đạo.

Thông qua đó nhằm động viên và phát huy truyền thống cách mạng trong công cuộc đổi mới đất nước.

Công tác Thương binh liệt sĩ và chính sách đối với những người có công với cách mạng chính là thể hiện tính ưu việt và bản chất của Đảng và Nhà nước ta.

Tạo điều kiện củng cố niềm tin vào nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng cũng như sự quản lý của nhà nước.

Góp phần tăng thêm tiềm lực cách mạng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân và cơ sở để giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần chống lại thủ đoạn của các thế lực thù địch nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, bôi nhọ quá khứ hào hùng của dân tộc.

Thông qua việc đề ra và thực hiện đầy đủ chính sách xã hội đối với thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng tiếp tục đóng góp công sức vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực sự đã trở thành động lực vật chất, tinh thần giúp họ vươn lên, vượt qua khó khăn thử thách, làm chủ cuộc sống.

Làm tốt công tác đối với thương binh, liệt sỹ và Người có công với cách mạng thể hiện tính ưu việt và bản chất tốt đẹp của Nhà nước ta, củng cố niềm tin của nhân dân ta vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm cơ sở cho giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa.

Ý nghĩa nhân văn

Tăng cường ý thức, trách nhiệm, lòng biết ơn, khơi dậy niềm tự hào dân tộc. Phát huy đạo lý"Uống nước nhớ nguồn", đền ơn đáp nghĩa của dân tộc. Thể hiện truyền thống nhân văn sâu sắc của dân tộc.

Phát huy tinh thần"gia đình cách mạng gương mẫu"góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế.

Đảng, Nhà nước ta luôn chú trọng giáo dục ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân và lòng biết ơn sâu sắc của các tầng lớp nhân dân, của các thế hệ đối với các liệt sỹ, gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh và người có công với cách mạng. Sự cống hiến, hy sinh của họ cho độc lập, tự do của dân tộc, cho hạnh phúc của nhân dân là vô giá, không chỉ cho ngày hôm qua, hôm nay mà cho muôn đời con, cháu mai sau. Việc chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công là nghĩa vụ, trách nhiệm và niềm vinh dự của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và của mọi người, của thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau.

ảnh viếng tượng đài 1.jpg

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG

Phường Hải An nằm ở phía bắc cách thị xã Nghi Sơn11 Km, có đường quốc lộ 1A chạy qua với chiều dài là: 1,5km. Diện tích tự nhiên là: 615,73 ha. Dân số của phường có 1901 hộ với 6.269 nhân khẩu, phân bố ở 5 tổ dân phố. Trong hai cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, phường Hải An có nhiều đóng góp sức người, sức của và cũng là địa phương chịu nhiều ảnh hưởng của chiến tranh phá hại. Trong các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc bảo vệ tổ quốc phường Hải An có hàng ngàn thanh niên nhập ngũ vào Quân đội Nhân dân Việt nam, 200 Thanh niên xung phong, hơn 700 người vừa tham gia hỏa tuyến và dân công hỏa tuyến, hơn 200 người tham gia dân quân tập trung trực chiến bảo vệ các trọng điểm của thị xã, của phường. Đặc biệt có 12 bà mẹ được nhà nước phong tặng và truy tặng danh hiệu Mẹ Việt nam Anh hùng.

ảnh viếng tượng đài 2.jpg

Kết quả thực hiện chính sách Thương binh, Liệt sỹ, Người có công với cách mạng trên địa bàn.

Công tác chỉ đạo, Tuyên truyền, phổ biến chính sách

Trong những năm qua công tác chính sách xã hội đặc biệt là chính sách Người có công được Đảng ủy chính quyền, các tổ chức đoàn thể quan tâm. Vì vậy các chính sách ưu đãi người có công được triển khai chặt chẽ dưới sự quan tâm của Đảng uỷ, sự giám sát của Mặt trật tổ quốc, UBND phường xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách một cách đồng bộ, tuyên truyền phổ biến chính sách sâu rộng đến quần chúng nhân nhân.

Tổ chức triển khai thực hiện pháp lệnh ưu đãi theo quy định của nhà nước. Triển khai thực hiện có hiệu quả Pháp lệnh ưu đãi Người có công với Cách mạng; Nghị định 28/CP; Nghị định 59/CP và Nghị định 54/CP của Chính phủ, Nghị định 131/CP của Chính phủ, Nghị định 75/NĐ-CP, các chính sách mới, các hướng dẫn bổ sung sửa đổi Pháp lệnh ưu đãi của cấp trên.

ảnh viếng 4.jpg

Công tác quản lý, thực hiện các chính sách

Quản lý đối tượng: Quản lý và chi trả cho đối tượng thường xuyên

là:214 đối tượng

Trong đó:

Thương binh: 35 đối tượng

Bệnh binh: 22đối tượng

Người hoạt động kháng chiến nhiễm CĐHH: 19 đối tượng trực tiếp và 8 đối tượng gián tiếp

Người bị địch bắt tù đầy: 2 đối tượng

Đối tượng theo quyết định 142: 1 đối tượng;

Đối tượng theo quyết định 62: 2 đối tượng

Thân nhân liệt sỹ: 8 đối tượng

Thân nhân Người có công đã từ trần: 16 đối tượng

Vợ liệt sỹ tái giá: 4 đối tượng; Thờ cúng liệt sỹ 97 đối tượng

Từ quy định tại Pháp lệnh ưu đãi Người có công với cách mạng, trên cơ sở kế hoạch của UBND thị xã Nghi Sơn. Đảng ủy, HĐND, UBND phường đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị xã hội, Ban công tác mặt trận triển khai thực hiện các chính sách ưu đãi đối với Người có công với Cách mạng đến các tầng lớp nhân nhân và đặc biệt là người có công và thân nhân của đối tượng trên địa bàn.

Trong 5 năm qua đã làm hồ sơ đề nghị xác nhận thương binh 2 người, lập 04 hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp người hoạt động kháng chiến bị nhiễm Chất độc hóa học. Phối hợp với phòng LĐTB xã hội thị xã và Ban chỉ huy quân sự thị xã đã tổ chức an táng 3 liệt sỹ từ các nghĩa trang phía nam chuyển về nghĩa trang thị xã; 150 người hưởng trợ cấp theo Nghị định 62, Thanh niên xung phong được hưởng trợ cấp 1 lần là 31 người, hưởng trợ cấp theo Nghị định 49/NĐ-CP là 723 người.

Hàng năm vào các dịp 27/7; tết nguyên đán cổ truyền, Đảng ủy, HĐND,UBND, UBMTTQ và các đoàn thể chính trị phường tổ chức các hoạt động tình nghĩa như thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách trên điạ bàn với kinh phí mỗi năm trên 8 triệu đồng.

Thực hiện tốt công tác chính sách xã hội đặc biệt là chính sách đối với Người có công với cách mạng từ đó Người có công và thân nhân của đối tượng luôn yên tâm, phấn khới tin tưởng vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước, góp phần to lớn vào việc hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ, chính trị, xã hội ổn định.

ảnh lễ kỷ niệm 8.jpg

Các chế độ ưu đãi khác:

Trong 05 năm qua đã thực hiện chế độ điều dưỡng chăm sóc sức khỏe cho 235 lượt đối tượng và thực hiện đầy đủ, đúng, kịp thời chế độ, mai táng phí, bảo hiểm y tế cho các đối tượng và thân nhân của đối tượng theo quy định, 100% Người có công được cấp thẻ BHYT theo quy định.

Thực hiện tốt chế độ trang cấp dụng cụ chỉnh hình cho các đối tượng thương binh theo quy định.

Chế độ ưu đãi trong giáo dục và đạo tạo; thực hiện các chế độ ưu đãi trong giáo dục và đào tạo đối với con của thương binh, Bệnh binh đang theo học tại các hệ thống giáo dục mầm non, trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, đại học mỗi năm 2 kỳ.

Phối hợp thường xuyên với bưu điện văn hoá làm tốt công tác quản lý và chi trả trợ cấp người có công, cắt giảm, lập hồ sơ mai táng phí đúng, đủ, kịp thời gian theo quy định.

ảnh lễ kỷ niệm 9.jpg

ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN HỖ TRỢ NHÀ Ở VÀ PHONG TRÀO: “Đền ơn đáp nghĩa”:

Chương trình hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng

Tổng số nhà được sửa và làm mới trong 5 năm qua là 41 nhà, với tổng số tiền: 940 triệu đồng.Trong đó:

Làm mới 6 nhà, số tiền: 240 triệu đồng

Sửa chữa: 35nhà, số tiền: 700 triệu đồng

Số hộ hiện nay còn khó khăn về nhà ở đề nghị sửa chữa là: 14 nhà

Chương trình xây dựng, quản lý quỹ “ Đền ơn đáp nghĩa”;

Kết quả vận động quỹ theo nghị định số 45/2006/NĐ - CP;

Thực hiện các văn bản quy định tổ chức thu và vận động quỹ đền ơn đáp nghĩa. Trong 5 năm qua tổng số quỹ thu được là 229.210.000 đồng ( Hai trăm hai mươi chín trăm hai mươi mốt ngàn đồng).

Kết quả sử dụng nguồn quỹ:

Nguồn quỹ được sử dụng chi chủ yếu vào các nội dung như:

Tu sửa nhà bia tưởng niệm liệt sỹ

Hỗ trợ nhà ở cho gia đình chính sách

Chi trao quà thăm hỏi các gia đình chính sách vào dịp lễ, tết

Tổng nguồn chi sử dụng từ nguồn quỹ đền ơn đáp nghĩa là 94.012.500 đồng (Chín mươi tư triệu không trăm mười hai ngàn năm trăm đồng).

ảnh lễ kỷ niệm 7.jpg

Chương trình chăm sóc Người có công, cô đơn, không nơi nương tựa; ốm đau, khó khăn.

Hàng năm vào các dịp lễ, tết dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy, chính quyền, sự hưởng ứng tích cực của các tổ chức, Chính trị xã hội và toàn thể nhân dân tổ chức vận động cả về vật chất và tinh thần giúp đỡ gia đình thương binh, thân nhân liệt sỹ, người có công với cách mạng bằng những món quà ý nghĩa.Trong 5 năm các tổ chức chính trị xã hội và toàn thể nhân nhân đã quyên góp tặng quà cho gia đình người có công trên 50 suất trị giá trên 30 triệu đồng.

ĐÁNH GIÁ CHUNG:

Thực hiện chính sách ưu đãi Người có công với cách mạng, trong những năm qua phường Hải An đã từng bước hoàn thiện, xác định công tác thương binh, liệt sỹ, người có công là trách nhiệm, tình cảm của nhà nước và toàn xã hội. Trợ cấp ưu đãi Người có công được điều chỉnh trên cơ sở mức tiêu dùng bình quân của toàn xã hội, phù hợp với nền kinh tế thị trường, ngoài ra chế độ chăm sóc sức khỏe, cải thiện nhà ở, ưu đãi trong giáo dục đào tạo....được quan tâm, phong trào đền ơn đáp nghĩa được sự hưởng ứng của toàn dân, đời sống Người có công ổn định và từng bước được cải thiện góp phần to lớn vào ổn định chính trị, xã hội, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng, nhà nước và chế độ Xã hội Chủ nghĩa. Cấp ủy, chính quyền luôn quan tâm chỉ đạo chặt chẽ, MTTQ và các đoàn thể tích cực tham gia các hoạt động tình nghĩa. Việc thực hiện chính sách ưu đãi Người có công với cách mạng thực sự trở thành một hoạt động xã hội mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, giữ vững và phát huy được đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “ Ăn quả nhớ người trồng cây” của dân tộc, kịp thời động viên các tầng lớp nhân dân, các gia đình đối tượng chính sách, tiếp tục đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc triển khai thực hiện chính sách người có công trên địa bàn còn một số tồn tại như:

Do hồ sơ chứng lý bị thất lạc nên đến nay vẫn còn những trường hợp người tham gia hoạt động kháng chiến chưa được xác nhận là người có công.

Với nguồn kinh phí vận động xây dựng quỹ đề ơn đáp nghĩa còn thấp, đối tượng người có công trên địa bàn nhiều vì vậy cũng chưa đáp ứng được yêu cầu về sự chăm lo cho Người có công đầy đủ.

Trong thời gian tới cùng với chính sách của nhà nước cấp trên, địa phương sẽ tiếp tục phát huy đạo lý “ Uống nước nhớ nguồn” kêu gọi và vận động mọi tổ chức và nhân dân tham gia tích cực vào các phong trào Đền ơn đáp nghĩa, có nhiều hoạt động thiết thực động viên, giúp đỡ đối với Người có công và gia đình chính sách trên địa bàn phường./

Tin bài và ảnh: Xuân Hoàng

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TT HC